NT Foundation - XEM CON NHƯ LÀ MỘT CHỦ THỂ
 
 
Lượt truy cập: 12511212
 
 
XEM CON NHƯ LÀ MỘT CHỦ THỂ
 

Bố mẹ sinh con phải nuôi, phải dạy, phải chữa bệnh. Nhưng, nếu nhà có một con chó thì cũng phải nuôi, dạy, chữa. Thế mà người ta vẫn nói nuôi nấng đứa con. Không ai nói nuôi nấng con chó. Dạy con chó làm xiếc cũng không khó. Nhưng không ai nói dạy dỗ. Chữa lành bệnh thì chữa người hay chữa chó cũng không khác nhau, nếu là cùng bệnh. Nhưng chữa người còn phải chăm sóc nữa.

 

Như bài trước đã nói: ("Xem con như là thượng khách", "Tri thức trẻ" số 1) - bữa cơm đầy đủ ca-lo và chất liệu, nhiều khi trẻ không chịu ăn. Phải "nấng" thế nào mới ăn. Vận dụng kiểu dạy chó làm xiếc với dạy trẻ em, tức sử dụng chủ yếu phương thức "thưởng - phạt", thì cũng dạy được nhiều thứ. Nhưng cũng nhiều khi, nhiều trường hợp, dù có áp dụng thủ pháp (có thể gọi là "công nghệ giáo dục") rất tinh xảo, trẻ vẫn không chịu tiếp nhận. Thuốc tốt, máy móc tinh xảo, thế mà nhiều khi vẫn thất bại.

Thực ra người lớn - bố mẹ, giáo viên, bác sĩ - đứng trước trẻ em thường xem chunứg như là một đồ vật có thể nhào nặn, thao túng như với một khối đất sét. Ta muốn nặn thế nào cũng được. Chỉ cần nắm vững kỹ thuật hay công nghệ. Trước kia đã có từ "kỹ sư tâm hồn", nay nhiều người đã nói đến "công nghệ giáo dục". Và y học thế giới thì đề cao "y khoa công nghệ cao". Người ta dễ quên rằng, trẻ em cũng là một con người và từ lúc lọt lòng đã có một cá tính, có một phản ứng của một chủ thể, chứ không phải là một vật vô tri vô giác. Dù máy móc có tinh xảo đến đâu, thủ pháp có tinh vi đến đâu, (dẫu có sự trợ giúp của toán học cao cấp, tin học hiện đại) vẫn không loại trừ được yếu tố chủ quan. Chủ quan của người lớn muốn nuôi dạy - chữa trị đứa trẻ theo ý muốn của mình; chủ quan của đứa trẻ vốn có một nhân cách riêng biệt. Đụng đến con người không thể nói đến một giải pháp kỹ thuật - công nghệ 100%. Cần xem mỗi em nhỏ như là một chủ thể.

Năm 1921, nhà tâm lý học Mỹ nổi tiếng Watson - người khởi xướng học thuyết hành vi ứng xử (behaviorism) tuyên bố: "giao tôi 12 đứa trẻ mới sinh, ai muốn đứa này thành nhà bác học, đứa khác thành tướng cướp... tôi sẽ có cách tạo ra những con người như vậy". Ngày nay hơn 70 năm sau, những công trình nghiên cứu của những người theo trường phái này chồng chất lên như núi, nhưng họ đã phải hạ giọng, không dám khẳng định như "tổ sư" nữa. Còn "tổ sư" Watson về sau đã bỏ ngành tâm lý học, quay sang làm nghề quảng cáo.

Thai nghén ra học thuyết trên, tư tưởng Watson bắt nguồn từ mô hình nền công nghiệp Mỹ - sản xuất dây chuyền vào đầu vào đầu thế kỷ 20 - xem con người như một cái máy cơ khí. Ngày nay, nhiều học giả xem con người như một máy vi tính cao cấp. Cho nên đã nghĩ rằng, có thể nắm tất cả quy trình từ đầu vào, quá trình xử lý thong tin đến đầu ra, để từ đó tạo ra những công đoạn kỹ thuật nhào nặn con người theo ý muốn. Giả thử học thuyết ấy đúng, chúng ta sẽ tiến tới một thời đại, trong đó một số chuyên viên cao cấp sẽ có khả năng từ những em bé mới lọt lòng tạo ra những loại người - rô bốt theo ý muốn. Cũng may là trong thực tế, ngành tâm lý học hiện đại chưa ai dám khẳng định như vậy.

                                                           Hà Nội 8-95

                                         N.K.V  (TRI THỨC TRẺ 5)

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  • Dưỡng sinh theo cố BS. Nguyễn Khắc Viện
  • XEM CON NHƯ LÀ THƯỢNG KHÁCH
  • 9 quy tắc đối phó với trầm cảm
  • LÀM THẾ NÀO KHI ANH CHỊ TỴ NẠNH EM?
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...