NT Foundation - Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
 
 
Lượt truy cập: 12510349
 
 
Trẻ có những dấu hiệu: Chậm nói, ngơ ngác... Đừng vội cho là trẻ tự kỷ
Hình ảnh minh hoạ: Một cas trị liệu tại N-T
 

"Chào cô ạ!" một cách ngoan ngoãn, cháu H.3 tuổi theo mẹ ra về. Buổi trị liệu của em đã kết thúc. Ngoại hình bình thường, khuôn mặt có vẻ tuấn tú, nhưng cũng như nhiều đứa trẻ khác tại Trung tâm Chăm sóc trẻ em (số 17/663 Trương Định), H được gia đình đưa đến đây khi thấy có những biểu hiện có vẻ giống bệnh tự kỷ như: Chậm nói, gặp khó khăn trong giao tiếp, thờ ơ với người xung quanh...

 

Chân dung những đứa trẻ

Vừa đẩy cửa vào phòng, nhìn thấy chiếc máy tính ở góc phòng, cháu T, 5 tuổi, mắt như sáng lên và lao về phía chiếc máy. Không biết cách để mở và vận hành chiếc máy, nhưng nhìn cách T sờ trên bàn phím, người ta dễ liên tưởng đến một người say mê cổ vật vừa phát hiện ra một thứ cổ vật quý hiếm nào đó. Gia đình T cho biết, sau mỗi buổi ở trường mẫu giáo về, T thường được chơi trò chơi điện tử trên máy. Theo gia đình, đây vừa là cách để T làm quen với máy tính, đồng thừi là cách để T chơi ngoan, không quấy, vòi vĩnh hay làm phiền người lớn. Thế nhưng, dần dà T "mê" máy tính, hễ thấy máy là như bị thôi miên. Khác với những đứa trẻ đồng lứa ham chạy nhảy, nghịch ngợm, T ít nói, không để ý hoặc trò chuyện với người khác, nếu ai gọi hay hỏi cái gì T cũng "làm ngơ" như không biết, thỉnh thoảng xem tivi thấy đoạn quảng cáo "Tôi yêu Việt Nam", T "cao hứng" nói một tràng dài những câu lặp lại "Tôi yêu Việt Nam"... Quá lo lắng về tình trạng của con, mẹ T đã đưa T đi khám bệnh, chụp não... nhưng kết quả đều hoàn toàn bình thường, chỉ có những biểu hiện về ứng xử của T là bất thường. Vì thế, nhiều người cho rằng T bị bệnh tự kỷ.

Tại một phòng khác của trung tâm, cháu D, 3 tuổi, cháu đang tự chơi một mình. Các trò chơi của D thay đổi liên tục, vừa vẽ được mấy nét, cháu lại ra chơi bóng, chưa được một phút D đã bỏ sang chơi cầu trượt... tuy nhiên, theo "thầy giáo" (nhà trị liệu) của D, sau hai tháng đến Trung tâm, D đã có nhiều tiến triển so với trước. Khi muốn lấy cái gì, ánh mắt D đã nhìn sang thầy giáo, vẽ xong, D đưa bút cho thầy và đặc biệt, D đã biết nhìn vào mắt người đối diện... Trước đây, khi mới được đưa đến Trung tâm, mặt D luôn ngơ ngác, D không "biết" nhìn vào mắt người khác, không nói và luôn hành động "một mình", không quan tâm đến thái độ hay hành động của người khác... Theo lời kể của gia đình, D vốn là đứa trẻ ngoan, lúc ở nhà cháu thường tự chơi, còn ở lớp cháu cũng không bao giờ gây gổ, nghịch ngợm nên cô giáo rất yên tâm. Tuy vậy, lên ba tuổi mà D vẫn bi bô gọi bà gọi mẹ như những trẻ khác, lúc nào cháu cũng chỉ "ngoan ngoãn" chơi một mình... Sự ngoan ngoãn ấy của D càng ngày càng làm cho gia đình D thấy rõ sự bất thường. Tuy nhiên, mặc dù khám bệnh nhiều lần nhưng thầy thuốc không phát hiện thấy những dấu hiệu mắc bệnh thực thể nào ở D. Cuối cùng, mọi người phỏng đoán D bị bệnh tự kỷ...

Và "nỗi oan" được giải

Nhà tâm lý lâm sàng Nguyễn Minh Đức, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý và Tâm bệnh lý Trẻ em N-T cho biết, theo các nghiên cứu được thực hiện ở một số nước phát triển trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ tự kỷ hiện nay chiếm khoảng từ 17-40/10.000 trẻ. Ở Trung tâm chăm sóc trẻ em N-T Nguyễn Khắc Viện (số 17/663 Trương Định, Hà Nội) theo sự quan sát của các nhà lâm sàng và của nhiều chuyên gia nước ngoài, phần lớn các em được bố mẹ đưa đến Trung tâm với lý do "con chúng tôi bị bệnh tự kỷ" nhưng thực ra ở những đứa trẻ này chỉ bị một số rối nhiễu về tương tác xã hội, về ngôn ngữ, giao tiếp và về hành vi ứng xử... ở các mức độ khác nhau. Các em có một số biểu hiện riêng lẻ có vẻ giống tự kỷ nhưng không phải là mắc hội chứng tự kỷ theo đúng nghĩa khoa học của từ này.

Điều đáng lo ngại là nhiều gia đình sau khi cho rằng con em mình bị bệnh tự kỷ đều đã tìm cách "chạy chữa" cho các em theo kiểu "có bệnh thì vái tứ phương". Cách làm này không những không đem lại hiệu quả mà có thể còn làm cho quá trình chăm sóc và chữa trị cho trẻ sau này thêm khó khăn. Nhiều gia đình khi thấy trẻ có một số biểu hiện như: Chậm nói, ngại giao tiếp, hay chơi một mình,... đã vội nghe theo lời mách bảo của những người ít hiểu biết về lĩnh vực này để đưa trẻ đi châm cứu khiến trẻ bị lo hãi, để lại những hậu quả không đáng có cho tâm lý của trẻ. Một số gia đình khác, khi thấy con em mình có biểu hiện có vẻ giống tự kỷ đã tự mua sách hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ để luyện tập cho con em. Việc luyện tập và chăm chữa cho trẻ không đúng cách, đúng bệnh như vậy không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn gây lãng phí thời gian, tiền của, sức lực của cả gia đình. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, khi trẻ càng nhỏ tuổi, sự chẩn đoán đúng bệnh và can thiệp đúng phương pháp sẽ mang lại hiệu quả chữa trị càng cao...

Thực tế, mỗi đứa trẻ có một đặc điểm riêng trong sự phát triển tâm lý, tính cách... do đó, cách cư xử và giao tiếp của chúng cũng hoàn toàn không giống nhau. Theo lời khuyên của các nhà chuyên môn, khi thấy trẻ có một số biểu hiện bất thường hay có vẻ giống với bệnh tự kỷ, gia đình cần phải chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ trong một thời gian, không nên quá hoang mang, lo lắng hay vội vàng "dán nhãn" tự kỷ cho trẻ. Gia đình nên đưa trẻ đến những Trung tâm chăm sóc trẻ em có các chuyên gia được đào tạo bài bản và hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, tốt nhất là đến những Trung tâm có mối quan hệ hợp tác với các chuyên gia nước ngoài để có thể chẩn đoán đúng chứng bệnh và sớm tìm ra được cách trị liệu tối ưu.

(Bài viết của Kim Dung

Trích báo Phụ nữ Việt Nam, Số 70, ra ngày 12-6-2006)

 
E-mail  Gửi email cho bạn bè
In trang này In trang này
  Lên đầu trang
Các bài khác...
  • 10 ĐIỀU NÊN NÓI VỚI CON
  • Bố mẹ hay bạn
  • Cần có chiến lược phòng ngừa rối nhiễu tâm lý trẻ em
  • Xem con như là một chủ thể
  • Xem con như là thượng khách
  • Trẻ em hư
  • Trẻ em ngày nay
  • Tính
  • Cảm thông và chia sẻ với tuổi mới lớn
  • Giải mặc cảm tội lỗi cho trẻ - một hướng phòng ngừa tự sát
  • Năm thông điệp gửi người cha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Làm thế nào để giúp con có được hình ảnh đẹp về người cha?
  • Chăm - Chữa - Dạy tại phòng khám Tâm lý - Y học - Giáo dục trong một bệnh viện đa năng
  • Sẻ chia với trẻ tự kỷ
  • Rối nhiễu tâm lý sau hai năm vắng mẹ
  • Hội chứng tự tỏa qua 10 câu hỏi
  • Chữa máy - chữa người
  • Nỗi khổ của con em
  • Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam
  • CHỨNG ÁM ẢNH...SỢ
  • Khi nào nên lo lắng về việc trẻ chậm nói
  • 12 trò chơi rèn kỹ năng cho bé dưới 1 tuổi
  • Mạnh hơn cả lời nói
  • Đo nhu cầu thành đạt bằng phương pháp TAT
  • Test nhanh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
  • RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
  • Tâm lý “con một”
  • NỖI KHỔ CỦA CON EM TRONG GIA ĐÌNH
  • NGUY HẠI HƠN VI TRÙNG
  • SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI (kỳ 1)
  • TÂM LÝ HỌC MỘT XA XỈ PHẨM CẦN THIẾT
  • NHỮNG NHU CẦU CƠ BẢN VÀ NHU CẦU TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI.
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
  • CÁC BIỂU HIỆN NHIỄU TÂM Ở TRẺ EM
  • LOẠN TÂM Ở TRẺ EM
  • PHẢN ỨNG SINH LÝ VÀ TÂM LÝ CỦA TRẺ BẾ BỒNG
  • TÂM LÝ THANH NIÊN
  • FREUD VÀ THUYẾT PHÂN TÂM
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • TÌM HIỂU TRẺ EM QUA HÌNH VẼ
  • LÂM SÀNG TÂM LÝ
  • NHỮNG THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ KHÔN
  • PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRONG NĂM ĐẦU
  • TIẾP NHẬN PHÂN TÂM HỌC VÀ PHÊ PHÁN
  • KHÁI NIỆM “GẮN BÓ”
  • PHÁT TRIỂN CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG
  • CAN THIỆP SỚM - MỘT KHỞI ĐẦU SỚM CHO THÀNH CÔNG CỦA HOÀ NHẬP
  • Phân tâm học và phật giáo
  • Tiếp nhận phân tâm học và phê phán
  • Tiếp cận "Lâm sàng của chủ thể" trong trị liệu tâm lý
  •  
    Giới thiệu về trung tâm
    B/S Nguyễn Khắc Viện, Nhà sáng lập Trung tâm N-T
    Bà Nguyễn Thị Nhất, Nhà đồng sáng lập Trung tâm NT
     
    Bạn đọc viết
    Trò chuyện không định h...
    em muon hoi chi tiet hon ve cach the hien cac loai cau hoi t...
    29/11/08 10:24 More...
    By duong hanh

    Des troubles psychologiques, des méthodes de consultation et de traitement ...